Đóng

Tin tức

5 / 05 2020

Quy định về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019

Quy định về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019

I. Căn cứ

1. Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;

2. Thông tư 04/2019/TT-BGDĐT ngày 28/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở;

3. Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT ngày 21/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên.

II. Một số điểm mới của Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg so với Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg

Trước đây xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg. Từ năm 2019, thực hiện theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.  Sau đây là một số điểm mới trong việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư:

1. Đối tượng quy định rõ: giảng viên (giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng theo quy định của pháp luật) đang giảng dạy ở các đại học quốc gia, đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam.

2. Tiêu chuẩn về thâm niên và công trình khoa học

a) Về thâm niên đào tạo: Ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy thì phải gấp hai lần điểm công trình tối thiểu. Ứng viên PGS có bằng Tiến sĩ không đủ 3 năm là không đủ tiêu chuẩn, không được bù như QĐ 174.

b) Tiêu chuẩn về bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc (và) (bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế (sau đây gọi chung là bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín )) là bắt buộc, ứng viên được sử dụng các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín để bù cho các tiêu chuẩn về công trình khoa học còn thiếu.

c) Tiêu chuẩn về chủ trì nhiệm vụ KH&CN, hướng dẫn chính NCS, học viên cao học là tiêu chuẩn bắt buộc và không được tính điểm công trình khoa học quy đổi. Nếu không đủ các tiêu chuẩn đó được thay thế bằng bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín.

d)Tiêu chuẩn về chủ trì biên soạn sách phục vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên là bắt buộc đối với ứng viên GS, ứng viên không đủ số điểm sách phục vụ đào tạo được bù bằng điểm của bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín.

3. Về tổng điểm các công trình khoa học quy đổi

a) GV cơ hữu và GV thỉnh giảng như nhau; Tổng điểm các công trình KH quy đổi tối thiểu để xét đạt tiêu chuẩn cao hơn (GS – 20 điểm, PGS – 10 điểm) và các nhiệm vụ KH&CN, Hướng dẫn NCS không tính điểm.

b) Cơ cấu của tổng điểm các công trình KH quy đổi tối thiểu để xét đạt tiêu chuẩn có chú ý đặc thù từng lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật và công nghệ, Khoa học sức khỏe, Khoa học xã hội và nhân văn, Nghệ thuật, Thể dục thể thao.

4. Quy định rõ trách nhiệm HĐGS các cấp

a) HĐGS cơ sở: thẩm định tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ ứng viên; xét các điều kiện theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7; Phối hợp với cơ sở GDĐH tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ tác chuyên môn và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

b) HĐGS ngành, liên ngành tổ chức thẩm định hồ sơ ứng viên và kết quả xét của HĐGS cơ sở đề nghị; xác định năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu, định hướng nghiên cứu của ứng viên theo từng chuyên ngành; đánh giá, xác định các điều kiện tiêu chuẩn bắt buộc; đánh giá và cho điểm các công trình quy đổi theo quy định tại Điều 4, 5, 6 và 7; Đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của ứng viên thông qua Báo cáo tổng quan và trao đổi, thảo luận với ứng viên (không tổ chức HĐ đánh giá tiếng Anh riêng).

c) HĐGSNN: Xem xét Hồ sơ đánh giá ứng viên tại HĐGS cơ sở, HĐGS ngành, liên ngành và bỏ phiếu tín nhiệm.

5. Về tiêu chuẩn và trách nhiệm thành viên HĐGS các cấp

a) Tiêu chuẩn thành viên được nâng cao:

+ Có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc xuất bản ở nhà xuất bản có uy tín trong 05 năm gần đây;

+ Thành thạo một ngoại ngữ, giao tiếp tốt bằng tiếng Anh;

+ Giới thiệu ứng viên là thành viên HĐGS ngành, liên ngành và Ủy viên HĐGSNN từ 3 nguồn, trong đó có nguồn online.

b) Trách nhiệm của Thành viên HĐGS:

+ Từng thành viên HĐGS ngành, liên ngành phải viết bản nhận xét (nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu về chuyên môn và kết luận ứng viên có đủ hoặc không đủ điều kiện) trước khi biểu quyết cho ứng viên báo cáo khoa học tổng quan (cũ không có)

+ Biểu quyết bằng phiếu kín: Tại HĐGS cơ sở và HĐGS ngành, liên ngành đạt ít nhất 2/3 số phiếu của tổng số thành viên HĐ (cũ theo QĐ 174 là 3/4); Tại HĐGSNN: đạt ít nhất 1/2 số phiếu của tổng số thành viên HĐ (cũ theo QĐ 174 là 2/3).

6.  Đối với ứng viên đăng ký

a) Chủ động đăng ký xét tại các HĐGSCS phù hợp (đối với ứng viên là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học không thành lập HĐGS cơ sở và ứng viên là giảng viên thỉnh giảng);

b) Được quyền lựa chọn đề xuất các bài báo quốc tế, công trình, giải thưởng để thay thế các tiêu chuẩn chưa đủ.

c) Không quy định tuổi của ứng viên.

III. TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ (theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg)

1.Quy định chung (Điều 4):

Giáo sư (Điều 4khoản 1 Điều 5)

Phó Giáo sư (Điều 4 khoản 1 Điều 5)

1. Đạo đức nghề nghiệp Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, NCKH và các hoạt động chuyên môn.
2. Thời gian làm nhiệm vụ ĐT từ trình độ đại học trở lên đến ngày hết hạn nộp hồ sơ a) Đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Đủ theo quy định khoản 2, khoản 3 Điều 6
b) Thời gian làm chuyên gia giáo dục tại CSGDĐH nước ngoài được tính là thời gian ĐT, nếu có: công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của CSGDĐH nước ngoài (ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy); quyết định của Bộ trưởng BGD ĐT cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài;
c) GV có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ ĐT mà trong 03 năm cuối có ≤ 12 tháng đi thực tập, nâng cao trình độ => không tính là gián đoạn.
3. Hoàn thành nhiệm vụ và số giờ chuẩn GD Đủ theo quy định của Bộ trưởng BGDĐ (ít nhất 1/2 số giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp); Đối với GV thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy  => phải kèm nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu CSGDĐH.
4. Ngoại ngữ Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ chuyên môn; có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
  1. Quy định riêng (Điều 5, 6):

Khoản

Giáo sư (Điều 5) Phó Giáo sư  (Điều 6)

Khoản 2

Bổ nhiệm PGS ≥ 03 năm;- Chưa đủ 03 năm, không đủ số giờ chuẩn GD => phải ít nhất gấp hai lần điểm công trình KH quy định tại điểm b khoản 9 Điều này. Có bằng TS đủ 03 năm trở lên kể từ ngày ký quyết định cấp bằng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.

Khoản 3

Đã chủ trì hoặc tham gia phát triển CTĐT từ trình độ đại học trở lên hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp có thẩm quyền thẩm định và đưa vào sử dụng. Có ít nhất 06 năm, trong đó phải có 03 năm cuối liên tục tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ ĐH trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ;Không đủ 06 năm và không đủ số giờ chuẩn GD => phải có ít nhất gấp hai lần điểm CTKH quy đổi quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.

Khoản 4. Công bố kết quả nghiên cứu khoa học (Công trình khoa học (CTKH): bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng Q.tế)

a) Là tác giả chính đã công bố được ít nhất 03 CTKH;Không đủ CTKH => phải có ít nhất 02 trong số các CTKH nêu trên và 01 chương sách phục vụ ĐT do một NXB có uy tín trên thế giới XB hoặc có ít nhất 02 trong số các CTKH và 01 sách chuyên khảo do một NXB có uy tín xuất bản. a) Là tác giả chính đã công bố được ít nhất 02 CTKH;Không đủ CTKH => có ít nhất 01 trong số các công trình nêu trên và 01 chương sách phục vụ ĐT do một NXB có uy tín trên thế giới XB hoặc có ít nhất 01 trong số các công trình nêu trên và 01 sách chuyên khảo do một NXB có uy tín xuất bản;
b) Từ 01/01/2020: là tác giả chính đã công bố được ít nhất 05 CTKH;Không đủ CTKH => phải có ít nhất 03 trong số các CTKH nêu trên và 02 chương sách phục vụ đào tạo do một NXB có uy tín trên thế giới xuất bản hoặc có ít nhất 03 trong số CTKH nêu trên và 02 sách chuyên khảo do một NXB có uy tín xuất bản. b) Từ 01/01/2020: là tác giả chính đã công bố được ít nhất 03 CTKH;Không đủ CTKH => phải có ít nhất 02 trong số CTKH nêu trên và 01 chương sách phục vụ đào tạo do một NXB có uy tín trên thế giới xuất bản hoặc có ít nhất 02 trong số CTKH nêu trên và 01 sách chuyên khảo do một NXB có uy tín xuất bản.

Khoản 5

(Sách phục vụ đào tạo)

Chủ trì biên soạn sách phục vụ ĐT từ trình độ ĐH trở lên phù hợp với chuyên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn CDGS.

Khoản 6

(Nhiệm vụ khoa học và công nghệ (NVKHCN))

– Chủ trì thực hiện ít nhất 02 NVKHCN cấp bộ hoặc 01 NVKHCN cấp quốc gia đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.- Không đủ => được thay thế 01 NVKHCN cấp Bộ = 01 CTKH. Khoản 5:- Chủ trì thực hiện ít nhất 02 NVKHCN cấp cơ sở hoặc 01 NVKHCN cấp Bộ đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.- Không đủ => được thay thế bằng 01 CTKH

Khoản 7

(Hướng dẫn NCS và HV cao học)

– Hướng dẫn chính ít nhất 02 NCS được cấp bằng TS theo quy định của pháp luật.- Không hướng dẫn đủ NCS: hướng dẫn chính 01 NCS được thay thế bằng 03 CTKH. Khoản 6.Hướng dẫn ít nhất 02 HV được cấp bằng ThS hoặc hướng dẫn chính hoặc phụ ít nhất 01 NCS được cấp bằng TS.- Với ngành KHSK, hướng dẫn 01 HV bảo vệ thành công LV chuyên khoa hoặc bác sĩ nội trú = hướng dẫn 01 HV được cấp bằng ThS;- Không hướng dẫn đủ HV hoặc NCS: thay hdẫn 01 HV được cấp bằng ThS = 01 CTKH.

Khoản 8

(Bài báo khoa học quy định tại Điều 5, 6 (khoản 4, 6, 7) và điểm c khoản 9 Điều 5)

Được công bố trên các tạp chí KHQT có uy tín từ sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS. Khoản 7.Được công bố trên các tạp chí KHQT có uy tín từ sau khi ứng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Khoản 9

(Tổng số điểm CTKH quy đổi  tối thiểu)

≥ 20,0 điểm CTKH quy đổi, trong đó: Khoản 8.≥ 10,0 điểm CTKH quy đổi, trong đó:
a) trong 03 năm đến ngày hết hạn nộp hồ sơ: Có ít nhất 5,0 điểm; a) trong 03 năm đến ngày hết hạn nộp HS: Có ít nhất 2,5 điểm;
b) – ƯV lĩnh vực KHTN, KT&CN, KHSKhỏe có ≥ 12,0 điểm CTKH.- ƯV Lĩnh vực KHXH&NV, NT, TDTT có ≥ 8,0 điểm CTKH b) – ƯV lĩnh vực KHTN, KT&CN, KHSKhỏe có ≥ 6,0 điểm CTKH.- ƯV lĩnh vực KHXH&NV, NT, TDTT có ≥ 4,0 điểm CTKH
c) – Ứng viên lĩnh vực KHTN, KT&CN, KH sức khỏe có ≥ 3,0 điểm CTKH từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo, trong đó có ít nhất 1,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình hoặc (và) sách chuyên khảo.- Ứng viên lĩnh vực KHXH&NV, NT, TDTT có ít nhất 5,0 điểm CTKH từ việc biên soạn sách phục vụ ĐT, trong đó có ít nhất 2,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình hoặc (và) sách chuyên khảo.- Không đủ số điểm quy định trên thì được thay thế bằng điểm quy đổi từ các CTKH.
  1. Tổng hợp các tiêu chuẩn:
CHỈ TIÊU

Giáo sư

(Khoản 9, Điều 5)

Phó Giáo sư

(Khoản 8, Điều 6)

Tổng điểm

≥ 20

≥ 10

Trong đó: 3 năm cuối

≥   5

≥   2,5

KHTN, KT&CN, KHSK

≥   12

Bài báo KH hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích.

≥   6

Bài báo KH, bằng độc quyền sáng chế  hoặc giải pháp hữu ích.

– Sách phục vụ đào tạo (điểm c, khoản 9, Điều 5)

≥   3

Trong đó: Giáo trình hoặc (và) Chuyên khảo

≥   1,5

KHXH&NV, NT, TDTT

≥  8 CTKHTừ bài báo KH hoặc (và) giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu TDTT đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế.

≥  4 CTKH

Từ các bài báo KH hoặc giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu TDTT đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế.

– Sách phục vụ đào tạo (điểm c, khoản 9, Điều 5) ≥   5
Trong đó: Giáo trình hoặc (và) Chuyên khảo ≥   2,5
  1. Những nội dung khác

4.1. Định mức GV: 270 giờ chuẩn/năm học, trong đó, trực tiếp trên lớp ≥ 50%. GV thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn

4.2. Quy đổi giờ chuẩn

a) Một tiết giảng Lý thuyết trên lớp cho 40 SV tính 1,0 giờ chuẩn, tùy quy mô, điều kiện làm việc cụ thể từng lớp, có thể nhân hệ số ≤1,5;

b) Một tiết giảng chuyên đề, giảng lý thuyết cho lớp trình độ ThS, TS và một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không phải môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn;

c) Một tiết hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm, thảo luận trên lớp được tính tối đa 1,0 giờ chuẩn;

d) Hướng dẫn thực tập: 1 ngày làm việc được tính tối đa 2,5 giờ chuẩn;

đ) Hướng dẫn đồ án, khóa luận TN ĐH được tính tối đa 25 giờ chuẩn/ĐA, KL;

e) Hướng dẫn luận văn ThS được tính tối đa 70 giờ chuẩn cho một LV;

g) Hướng dẫn luận án TS được tính tối đa 200 giờ chuẩn cho một LA.

5.Thành thạo ngoại ngữ, giao tiếp được bằng tiếng Anh

(khoản 5, 6 Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg)

5. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn” cho cùng một ngoại ngữ:

a) Đọc hiểu được bài báo và các tài liệu chuyên môn; viết được các bài báo chuyên môn; trình bày, thảo luận (nghe, nói) chuyên môn bằng ngoại ngữ;

b) Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;

c) Đang giảng dạy một môn chuyên môn bằng ngoại ngữ;

d) Đã tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài và được cấp bằng cử nhân ngôn ngữ nước ngoài;

đ) Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Giao tiếp được bằng tiếng Anh” là diễn đạt được những điều muốn trình bày cho người khác hiểu và hiểu được người khác nói bằng tiếng Anh những thông tin chung về chuyên môn và giao tiếp thông thường.

6.Công trình khoa học được tính điểm quy đổi

Điều 7 – Quyết định 37/2018/QĐ-TTg

6.1. Công trình khoa học quy đổi gồm:

a)Bài báo khoa học;

b)Kết quả nghiên cứu, ƯDKHCN được cấp bằng độc quyền sáng chế trong nước, QT;

c)Giải pháp hữu ích được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn quản lý nhà nước, trong đổi mới quản lý và phát triển kinh tế – xã hội;

d)Sách để ĐT, bồi dưỡng từ trình độ ĐH trở lên đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu và sử dụng; chương sách do NXB có uy tín trên thế giới XB;

e)Báo cáo KH được xuất bản toàn văn trong kỷ yếu có mã số chuẩn quốc tế ISBN của hội thảo KH quốc gia, quốc tế;

f)Tác phẩm nghệ thuật (sáng tác âm nhạc, S.khấu, Đ.ảnh, múa, mỹ thuật, kiến trúc và CT biểu diễn NT), thành tích huấn luyện, thi đấu TDTT đạt giải thưởng QG, QT.

6.2. Mỗi loại công trình khoa học phải có nội dung phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký và được tính bằng điểm quy đổi theo Phụ lục I. Tính điểm quy đổi căn cứ vào chất lượng KH; đối với các bài báo KH, căn cứ vào hệ số ảnh hưởng của tạp chí, chỉ số trích dẫn của bài báo.

6.3. CTKH có nội dung trùng lặp với công trình khác từ ≥ 30% chỉ tính điểm quy đổi một lần.

Không tính: Bài đăng báo và sách phổ biến KH, tóm tắt kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng kết, tổng quan, nhận xét, đánh giá, dịch thuật.

7. Cách tính điểm cho tác giả và tính điểm quy đổi cho CTKH (Quyết định 37/2018/QĐ-TTg)

Điều 8. Cách tính điểm cho tác giả của CTKH: Có nhiều tác giả tham gia thì tác giả chính được hưởng 1/3 số điểm; số điểm còn lại được chia theo giá trị đóng góp của mỗi người kể cả tác giả chính; Trường hợp không thể xác định cụ thể thì số điểm còn lại được chia đều cho từng người tham gia.”

Phụ lục 1: Cách tính điểm quy đổi đối với KQ ứng dụng KH&CN:

+ Mỗi kết quả ứng dụng khoa học, công nghệ được cấp bằng độc quyền sáng chế được tính từ 1,0 đến tối đa 3,0 điểm.

+ Mỗi giải pháp hữu ích được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn quản lý nhà nước, trong đổi mới quản lý và phát triển kinh tế – xã hội được tính từ 1,0 đến tối đa 2,0 điểm.

+ Mỗi tác phẩm nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, múa, kiến trúc và chương trình biểu diễn), thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia được tính tối đa đến 1,0 điểm, nếu đạt giải thưởng quốc tế được tính tối đa đến 1,5 điểm.

IV. Quy trình xét duyệt tại HĐGSCS và HĐGS ngành, liên ngành

 

HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ CƠ SỞ (Điều 12) HỘI ĐỒNG GIÁO SƯ NGÀNH, LN (Điều 19)
I Trước kỳ họp HĐGS cơ sở, HĐGS ngành, liên ngành
1. Thu nhận HS Chủ tịch HĐGS cơ sở tổ chức thu nhận hồ sơ. Chủ tịch HĐGS ngành, liên ngành nhận hồ sơ tại Văn phòng HĐGSNN
2. Rà soát HS Chủ tịch HĐGS cơ sở tổ chức rà soát hồ sơ của ứng viên, xét các điều kiện theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 tại Quyết định số 37.
3. Phân công thẩm định Chủ tịch HĐGS cơ sở phân công thành viên HĐ hoặc mời các GS, PGS ở trong nước hoặc nước ngoài để thẩm định. Chủ tịch HĐGS ngành, liên ngành phân công thành viên HĐ hoặc mời các GS, PGS ở trong nước hoặc nước ngoài để thẩm định
Yêu cầu – Mỗi hồ sơ đăng ký xét GS phải có ít nhất 03 GS cùng ngành, chuyên ngành với ƯV thẩm định- Mỗi hồ sơ đăng ký xét PGS phải có ít nhất 03 GS hoặc PGS cùng ngành, chuyên ngành với ƯV thẩm định;- Người thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đánh giá, nhận xét của mình đối với hồ sơ ứng viên.
II Kỳ họp của HĐGS cơ sở, HĐGS ngành, liên ngành
1. Thẩm định Người thẩm định đọc Bản trích ngang (Mẫu số 08).Chú ý: cần ghi rõ đầy đủ ngày, tháng, năm có QĐ cấp bằng/nước;- Mỗi thành viên có trách nhiệm thẩm định tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ; các văn bản sao chụp; thâm niên đào tạo và các kết quả đào tạo, NCKH của ứng viên, có ký tên, nêu rõ ưu, nhược điểm từng hồ sơ viết Phiếu thẩm định (Mẫu số 05). – Người thẩm định đọc Bản trích ngang (Mẫu số 09);- Người thẩm định ký tên, nhận xét, đánh giá về các nhiệm vụ quy định tại Điều 3 viết Phiếu thẩm định (Mẫu số 06);- Nếu người thẩm định không phải là thành viên HĐ thì cần tự niêm phong kín kết quả thẩm định và chuyển cho thường trực HĐ; Thường trực HĐ mở niêm phong trong cuộc họp để công bố kết quả thẩm định của người thẩm định không phải là thành viên HĐ.
2. ƯV trình bày BC tổng quan – Căn cứ vào Phiếu thẩm định, HĐ quyết định những UV đủ điều kiện để trình bày BCKHTQ.- Ứng viên trình bày báo cáo khoa học tổng quan – UV viên trình bày Báo cáo khoa học tổng quan bằng tiếng Anh. Các thành viên HĐGS ngành, LN trao đổi trực tiếp với UV về những nội dung UV trình bày trong Báo cáo khoa học tổng quan, các nội dung liên quan về chuyên môn, nghiệp vụ của ứng viên;- Đối với các nhóm ngành KH đặc thù: ứng viên có thể trình bày Báo cáo tổng quan bằng tiếng Việt.
3 Phối hợp với cơ sở giáo dục đại học tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp tiếng Anh của từng ƯV. – Các thành viên HĐGS ngành, LN trao đổi trực tiếp với UV để đánh giá trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh của ứng viên;- Đối với các nhóm ngành khoa học đặc thù: HĐGS ngành, LN phối hợp với HĐGSNN tổ chức đánh giá trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh của ứng viên.
4. Đánh giá và kết luận về HS của ƯV – Các thành viên HĐ trao đổi, thảo luận công khai, dân chủ về hồ sơ của UV; trao đổi trực tiếp với ứngviên về những nội dung trình bàytrong Báo cáo khoa học tổng quanvà các nội dung liên quan về chuyên môn, nghiệp vụ của ứng viên.- Biểu quyết thông qua danh sách những ƯV có đủ các điều kiện để được HĐ bỏ phiếu tín nhiệm. – Các thành viên HĐ trao đổi, thảo luận công khai, dân chủ về các ý kiến thẩm định, đánh giá, nhận xét đối với từng hồ sơ. Trên cơ sở đó, mỗi thành viên HĐ viết Bản nhận xét (Mẫu số 07) có ký tên, nêu rõ điểm mạnh, điểm yếu về chuyên môn của ứng viên và kết luận ứng viên có đủ hoặc không đủ điều kiện để công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS- Biểu quyết thông qua danh sách những ứng viên có đủ các điều kiện để được HĐ bỏ phiếu tín nhiệm.
5.  bỏ phiếu tín nhiệm từng ƯV – Bỏ phiếu tín nhiệm đối với ƯV chức danh GS, PGS (Mẫu số 11. Biên bản kiểm phiếu);- Mỗi hồ sơ ƯV phải đạt ít nhất 2/3 số phiếu của tổng số thành viên HĐGS cơ sở. – Bỏ phiếu tín nhiệm đối với ƯV chức danh GS, PGS(Mẫu số 11. Biên bản kiểm phiếu);- Mỗi hồ sơ ƯV phải đạt ít nhất 2/3 số phiếu của tổng số thành viên HĐGS ngành, liên ngành.- Kết quả bỏ phiếu được công bố công khai tại phiên họp hội đồng.
6. Công khai kết quả – Chủ tịch HĐGS cơ sở tổ chức tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; công bố công khai trên trang TTĐT của CSGDĐH và BC kết quả xét lên người đứng đầu CSGD ĐH- Sau khi công khai ít nhất 15 ngày, người đứng đầu CSGDĐH báo cáo kết quả xét lên HĐGSNN. – Chủ tịch HĐGS ngành, liên ngành có trách nhiệm công bố công khai kết quả xét của HĐ ít nhất 15 ngày trên Trang TTĐT của HĐGSNN trước khi báo cáo HĐGSNN kết quả xét của HĐGS ngành, liên ngành;- Nội dung công bố công khai gồm: tổng điểm và điểm quy đổi của: Bài báo KH, sách chkhảo, giáo trình, sách thkhảo, sách hdẫn; KQ ứng dụng KHCN được cấp bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể thao đạt giải thưởng qgia, qtế.

V. Trình tự xét tại Hội đồng Giáo sư nhà nước (Điều 20)

  1. Chủ tịch HĐGSNN tổ chức họp để Chủ tịch HĐGS ngành, liên ngành báo cáo kết quả xét và trả lời chất vấn của thành viên HĐGSNN.
  2. Thành viên HĐGSNN trao đổi, thảo luận công khai, dân chủ về kết quả thẩm định hồ sơ và việc tổ chức xét của HĐGS sư ngành, liên ngành.
  3. Bầu Ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu (Mẫu số 11 Phụ lục II) đối với kết quả xét của HĐGS ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt TCCD GS, PGS. Kết quả bỏ phiếu phải đạt trên 1/2 tổng số thành viên HĐGSNN đồng ý.
  4. HĐGSNN thông qua Nghị quyết kỳ họp, công bố kết quả trên Trang TTĐT của HĐGSNN và Cổng TTĐ tử của BGD&ĐT.
  5. Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư:
  6. a) Căn cứ NQ kỳ họp, sau thời hạn 15 ngày công bố kết quả, Chủ tịch HĐGSNN ký quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt TCCD GS, PGS cho các ứng viên. Hết thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định công nhận đạt TC, nếu ƯV không được bổ nhiệm CD GS, PGS tại CSGDĐH thì QĐ này hết hiệu lực;
  7. b) HĐGSNN có trách nhiệm gửi quyết định kèm theo DS GV được công nhận đạt TCCD GS, PGS tới BGD&ĐT, các CSGD ĐH, các tổ chức, cá nhân có liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
  8. Ứng viên đăng ký xét theo trường hợp đặc biệt (Điều 21)

          – Nhà giáo, nhà khoa học có những đóng góp nổi trội cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới thì được HĐGSNN xét đặc cách quy định tại Điều 5, Điều 6 và báo cáo Thủ tướng CP xem xét trước khi QĐ.

          Quy trình được thực hiện như sau:

  1. Ứng viên phải thuyết trình (có văn bản kèm theo) về “những đóng góp nổi trội cho sự nghiệp KHCN của đất nước và thế giới” trước HĐGSCS và HĐGS ngành, liên ngành;
  2. HĐGSCS và HĐGS ngành, liên ngành đánh giá, kết luận;
  3. Chủ tịch HĐGSCS và Chủ tịch HĐGS ngành, liên ngành có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về “những đóng góp nổi trội cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới” của ứng viên gửi lên HĐGSNN;
  4. HĐGSNN họp xem xét, thảo luận trên cơ sở các tài liệu do HĐGSCS và HĐGS ngành, liên ngành báo cáo;

Nếu được HĐGSNN biểu quyết đưa vào bầu thì Phiếu bầu đối với ứng viên xét đặc cách là danh sách phiếu bầu riêng.

VII. Tài liệu, hồ sơ cần nộp đến Văn phòng HĐGSNN

Hồ sơ BC kết quả xét của CSGDĐH(Thời hạn cuối cùng là 25/8/2019) Hồ sơ BC kết quả xét của HĐGS ngành, LN(Thời hạn cuối cùng là 15/10/2019)
1. CV của người đứng đầu CSGDĐH đề nghị HĐGSNN xét và công nhận đạt tiêu chuẩn CD GS, PGS cho ƯV;2. Bản BC kết quả xét của HĐGSCS (Mẫu số 14)3. Danh sách ƯV được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS;4. Bản trích ngang các TC các ƯV (Mẫu số 08);5.  BB chi tiết các cuộc họp của HĐ (Mẫu số 12);6. Phiếu thẩm định có ký tên của thành viên Hội đồng đối với từng hồ sơ;

7. Biên bản kiểm phiếu và phiếu tín nhiệm của thành viên Hội đồng (Mẫu số 11);

8. 01 bộ hồ sơ in trên giấy của ứng viên được đề nghị công nhận đạt TCCD GS, PGS.

1. Bản BC về kết quả xét của Chủ tịch HĐGS ngành, LN (Mẫu số 14);2. Danh sách ứng viên được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS;3. Bản trích ngang các tiêu chuẩn của các ƯV (Mẫu số 09);4. Biên bản chi tiết các cuộc họp của HĐ (Mẫu số 12);5. Bản thẩm định hồ sơ của ứng viên có ký tên của người thẩm định;6. Bản nhận xét của thành viên Hội đồng đối với từng hồ sơ của ứng viên (Mẫu số 07);

7. Biên bản kiểm phiếu và phiếu tín nhiệm của thành viên Hội đồng (Mẫu số 11);

8. Bộ hồ sơ in trên giấy của ứng viên được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo quy định.

Chú ý: Đối với CSGDĐH có ứng viên đăng ký xét đặc cách thì nộp thêm: Báo cáo của Chủ tịch HĐGSCS về thành tích những đóng góp nổi trội cho sự nghiệp KHCN của đất nước và thế giới của ứng viên.  Chú ý: Đối với HĐGS ngành, LN có ƯV đăng ký xét đặc cách thì nộp thêm: Báo cáo của Chủ tịch HĐGS ngành, LN về thành tích những đóng góp nổi trội cho sự nghiệp KHCN của đất nước và thế giới của ƯV.

VIII. Một số lưu ý khi kê khai các Biểu mẫu (Kèm theo Quyết định số 37)

1. Mẫu số 01. Bản đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh ghi rõ các nội dung sau:

a) Ứng viên tự xác định và đề xuất các bài báo đăng trên TCKH quốc tế có uy tín để thay thế các tiêu chuẩn thiếu theo quy định tại Điều 5, 6, 7;

b) Các Bài báo KH ứng viên đề xuất thay thế không được đưa vào danh mục các CTKH tính điểm và tổng điểm công trình quy đổi của ứng viên (tránh tính trùng 2 lần).

2. Mẫu số 05. Phiếu thẩm định HS đăng ký xét tại HĐGSCS: Bổ sung các nội dung sau:

a) Các BB đăng trên TCKH QT có uy tín do ƯV đề xuất thay thế các TC còn thiếu theo Điều 5, 6, 7;

b) Người thẩm định HS: cần thẩm định về số lượng, chất lượng các bài báo thay thế nêu trên và lập danh mục các bài báo thay thế.

3. Mẫu số 06. Phiếu thẩm định HS đăng ký xét tại HĐGS ngành, LN: Bổ sung các nội dung sau:

a) Các bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín do ứng viên đề xuất thay thế các tiêu chuẩn còn thiếu theo Điều 5, 6, 7;

b) Người thẩm định hồ sơ: cần thẩm định về số lượng, chất lượng các bài báo thay thế nêu trên và lập danh mục các bài báo thay thế.

4. Mẫu số 08. Bản trích ngang các tiêu chuẩn tại Hội đồng giáo sư cơ sở

a) Cần ghi rõ trong phần ghi chú: tên CTKH thay thế cho TC còn thiếu quy định tại Điều 5, 6, 7.

b) Các bài báo khoa học ứng viên đề xuất thay thế không được đưa vào danh mục các công trình khoa học tính điểm và tổng điểm công trình quy đổi của ứng viên (tránh tính trùng 2 lần).

5. Mẫu số 09. Bản trích ngang các tiêu chuẩn tại Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành

a) Cần ghi rõ trong phần ghi chú: tên CTKH thay thế cho TC còn thiếu quy định tại Điều 5, 6, 7;

b) Các BBKH ứng viên đề xuất thay thế không được đưa vào danh mục các công trình khoa học tính điểm và tổng điểm công trình quy đổi của ứng viên (tránh tính trùng 2 lần).

BẢNG SO SÁNH TIÊU CHUẨN CŨ VÀ MỚI

1,1

2,1

3,1

4,1

6,15,1

6,1

7,1

8,1

9,1

10,1

Nguồn: neu.edu.vn